
Thủy tinh là gì?
Thủy tinh được sản xuất từ 3 hợp chất chính: silicat SiO2, soda NaCo3, đá vôi CaCo3 và các loại oxit kim loại để cho màu hoặc độ cứng tùy sản phẩm muốn chế tạo. Các vật liệu trên được nấu nóng ở nhiệt độ 1500°C, carbon C bốc hơi còn lại sodium silicate Na2SiO3 và calcium silicate Ca2SiO4. Dung dịch được để nguội hơn ở nhiệt độ 1000°C, chất hơi đặt sệt này được dùng để chế biến các vật dụng thủy tinh như thổi thành chai, ly, tráng mỏng làm kiếng cửa sổ, kiếng soi, v.v..
Pha lê nhân tạo là gì?
Pha lê nhân tạo về bản chất cũng là một loại thủy tinh như thành phần cấu tạo thì có khác. Pha lê nhân tạo là thủy tinh silicat kali có trộn thêm một lượng ôxít chì II (PbO) và có thể là cả ôxít bari (BaO) khi người ta sản xuất nó. Ôxít chì được thêm vào thủy tinh nóng chảy làm cho thủy tinh có chiết suất cao hơn và như vậy độ tán sắc ánh sáng cũng cao hơn so với thủy tinh thông thường, nghĩa là trông nó lấp lánh hơn. Sự có mặt của chì cũng làm cho thủy tinh mềm và dễ cắt hơn.
Pha lê là các mặt hàng được sản xuất từ thủy tinh chứa chì này. Thủy tinh pha lê thường chứa từ 12-28% chì, nhưng có thể chứa tới 33% chì. Tại hàm lượng này nó tạo ra độ lấp lánh cao nhất.
So sánh giữa Thủy tinh và Pha lê:
Do có chì nên xét về trọng lượng, pha lê nặng hơn thủy tinh rất nhiều. Khi cầm 1 vật làm bằng pha lê, bạn sẽ cảm giác rất chắc tay nhưng bản thân nó cũng dễ vỡ như thủy tinh
Độ tán sắc của Pha lê cao hơn thủy tinh, nên Pha lê trong suốt, sáng loáng và có màu sắc óng ánh chiếu ra từ bên trong sản phẩm khi soi dưới đèn đơn sắc hoặc xuyên qua ánh sáng mặt trời. Có lẽ cũng vì thế người ta dùng pha lê cho trang trí nội thất là nhiều
|